Điều kiện và thủ tục khi vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng

1. Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Ngày nay chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến sổ đỏ, sổ hồng. Vậy hai loại sổ này thực chất là loại giấy tờ gì và có giá trị pháp lý gì theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, giữa sổ đỏ và sổ hồng có điểm gì khác nhau.
Tên gọi sổ đỏ và sổ hồng thực chất xuất phát từ màu sắc bìa của loại giấy tờ. Trong đó, Sổ đỏ bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…) nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Sổ hồng bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
Khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng:
Sổ Đỏ Sổ Hồng
Cơ quan ban hành mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu do Bộ Xây dựng ban hành
Màu sắc bìa có màu đỏ bìa có màu hồng
Nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…) ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Nghị định 88/2009/NĐ-CP quy định về việc cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi là giấy chứng nhận) đã thống nhất hai mẫu trên và áp dụng cho mọi loại đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Điều kiện và thủ tục khi thế chấp sổ đỏ

Thế chấp sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Với điều kiện, thủ tục đơn giản, lãi suất cho vay ưu đãi, gói vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là giải pháp tài chính được nhiều khách hàng lựa chọn.
Điều kiện và thủ tục khi vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng

Vay thế chấp sổ đỏ

Để vay thế chấp sổ đỏ bạn cần đáp ứng được các điều kiện mà ngân hàng đưa ra đồng thời nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ cần thiết để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi nhất.

Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ

  • Là công dân Việt Nam độ tuổi từ 20 – 65, có đầy đủ năng lực pháp lý.
  • Có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi có chi nhánh ngân hàng cho vay.
  • Có thu nhập ổn định trên 3 triệu/tháng, chứng minh được năng lực trả nợ.
  • Có tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhà đất thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc được bảo lãnh bởi quyền sở hữu của bên thứ 3.
  • Có phương án sử dụng vốn vay phù hợp, khả thi, tuyệt đối không được sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh bất hợp pháp.
  • Chưa từng có nợ xấu, lịch sử tín dụng CIC tốt.

Thủ tục

  • Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ.
  • Hộ khẩu/giấy chứng nhận tạm trú.
  • CMND/hộ chiếu.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng.
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm/bảo lãnh.
  • Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (không bắt buộc).
  • Các giấy tờ khác theo quy định ngân hàng.

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Bước 1: Khách hàng lựa chọn ngân hàng mà mình muốn vay thế chấp sổ đỏ. Các nhân viên của ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng các thông tin về sản phẩm từ điều kiện, thủ tục, lãi suất… và hướng dẫn bạn chuẩn bị hồ sơ vay vốn đầy đủ nhất.

Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và phê duyệt hồ sơ. Mỗi ngân hàng có những điều kiện thẩm định và phê duyệt hồ sơ khác nhau.

Bước 3: Thực hiện thẩm định và định giá tài sản (sổ đỏ) dùng thế chấp cho khoản vay. Việc định giá có thể do nội bộ ngân hàng hay bên thẩm định giá thứ ba, thường là 1 công ty định giá do ngân hàng chỉ định. Sau khi xác định giá trị của tài sản thế chấp ngân hàng sẽ quyết định khách hàng được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản này. Kết quả phê duyệt hồ sơ sẽ được gửi đến khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Bước 4: Khách hàng quay trở lại ngân hàng để ký hợp đồng tín dụng và thực hiện các giao dịch khác như công chứng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm…

Bước 5: Ngân hàng tiến hành giải ngân khoản vay. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã đăng ký và thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về lãi suất cho vay thế chấp sổ đỏ. Theo như khảo sát mức lãi suất cho vay sẽ dao động từ 6% – 8%/năm trong thời hạn ưu đãi. Sau đó lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng từ 3 – 5% (tùy thuộc vào chính sách cho vay của mỗi ngân hàng).

Ngân hàng Lãi suất (%/năm) Hạn mức Thời hạn vay
OCB 6% 70% giá trị TSĐB 10 năm
TPBank 6,9% 70% giá trị TSĐB 10 năm
VietinBank 7% 70% giá trị TSĐB 20 năm
Vietcombank 7,7% 70% giá trị TSĐB 10 năm
VPBank 9,6% 75% giá trị TSĐB 10 năm
ACB 9,8% 75% giá trị TSĐB 10 năm
MSB 6,5% 80% giá trị TSĐB 7 năm
SHB 7,2% 75% giá trị TSĐB 5 năm
Shinhan Bank 7% 70% giá trị TSĐB 7 năm

4. Một số lưu ý khi thế chấp sổ đỏ

Phải đăng ký thế chấp mới có hiệu lực

Dù bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng hoặc cá nhân đều phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nếu không đăng ký thế chấp sẽ không có hiệu lực. Nội dung này được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể là:

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Hồ sơ đăng ký thế chấp sổ đỏ

Theo Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 1 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTC (1 bản chính).

– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực).

– Bản chính giấy chứng nhận.

– Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

– Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau:

+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải công chứng

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b Khoản này.

Theo laodong.vn

>>>Xem thêm các bài viết khác trên Hayhomes

×
Gọi lại cho tôi
[hubspot type=form portal=8023663 id=ed4a3718-35f5-43f3-bc36-4b5d5c2eee5e]
Liên hệ Tư vấn & Bảng giá
Hayhomes
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0